Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương

Nguyên nhân nào gây nên Bệnh loãng xương?

1. BỆNH LOÃNG XƯƠNG LÀ GÌ?
Bệnh loãng xương (osteoporosis) được xem là “sát thủ thầm lặng”, bởi vì đây là căn bệnh không có triệu chứng rõ ràng, và thường khi có triệu chứng thì đã ở mức độ nặng. Loãng xương gây rất nhiều tác hại cho sức khoẻ và sinh hoạt, thậm chí dẫn tới tử vong.
Loãng xương được tạm hiểu là hiện thượng phần xốp trong xương tăng lên do số lượng cấu trúc xương giảm xuống, giảm trọng lượng riêng của xương, là hệ quả của quá trình suy giảm khung protein và hàm lượng canxi gắn kết với các khung protein này.
Loãng xương là sự mất cân bằng giữa hai quá trình tạo xương và hủy xương, quá trình tạo xương diễn ra chậm hơn, còn quá trình hủy xương thì diễn ra bình thường.

Mức độ bệnh loãng xương chỉ có thể xác định chính xác với máy đo loãng xương toàn thân bằng tia x-quang. Khi đó máy sẽ quét qua vùng xương cần chẩn đoán, sau quá trình tính toán, máy sẽ cung cấp các số liệu, hình ảnh của xương đến bác sĩ, thông qua đó bác sĩ sẽ tư vấn phương thức điều trị cho bệnh nhân.

2. THỐNG KÊ VỀ BỆNH LOÃNG XƯƠNG
Tại Việt Nam, theo số liệu khảo sát bước đầu của viện Dinh Dưỡng, bệnh loãng xương ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ và 1/8 đàn ông trên 50 tuổi. Ước tính có khoảng 2,5 triệu người bị loãng xương và có trên 150.000 trường hợp bị gãy xương do loãng xương. Trên toàn thế giới có 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương và Châu Á chiếm 51%.
Trong khi đó khẩu phần ăn của người Việt Nam hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu hạn chế loãng xương. Lượng canxi đưa vào cơ thể trung bình là 524mg/ngày, thấp hơn nhiều so với nhu cầu trung bình 800 - 1000mg/người/ngày đối với người lớn.
Điều trị loãng xương bao gồm có biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Biện pháp không dùng thuốc bao gồm bổ sung canxi và vitamin D, bài tập tải trọng, dừng hút thuốc lá, giảm tiêu thụ rượu, cà phê và tránh ngã, đau.
Các bác sĩ khuyến cáo hàm lượng canxi trong bữa ăn hàng ngày tối đa 1.000 mg ở nam 50-70 tuổi và 1.200 mg cho phụ nữ trên 51 tuổi và nam giới trên 71 tuổi. Vitamin D là thành phần quan trọng trong quá trình hấp thu canxi và sức khỏe của xương. Hàm lượng vitamin D cần bổ sung hàng ngày là 600 UI ở nam và nữ tuổi 51-70 và 800 UI với nam và nữ trên 70 tuổi.

3. NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH LOÃNG XƯƠNG
Theo các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp, bệnh loãng xương có rất nhiều nguyên nhân gây nên, nhưng phổ biến là các nguyên nhân sau đây:

• Vấn đề tuổi tác:
Theo thời gian, khả năng làm việc của các bô phận chức năng trên cở thể suy giảm, tốc độ tạo xương giảm đi và đó chính là nguyên nhân chủ yếu khiến bộ xương  của bạn không còn chắc khỏe khi đã lớn tuổi. Bên cạnh đó, người lớn tuổi có sức khỏe yếu ít vận động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D; chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận dẫn đến thiếu chất, khả năng hấp thụ canxi kém, xương bị suy yếu, thoái hóa.

Ít hoạt động thể lực cũng như ít hoạt động ngoài trời sẽ ảnh hưởng tới việc hấp thu canxi. Những trẻ hiếu động, tinh nghịch thường có nguy cơ loãng xương hoặc mắc các bệnh về xương khớp ít hơn.

• Hoóc môn sinh dục nữ giảm:
Phụ nữ sau khi mãn kinh thì hoóc môn sinh dục nữ giảm làm tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển canxi từ xương vào máu. Sự thiếu hụt nội tiết tố estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh, dẫn đến chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm.

• Hoóc môn cận giáp:
Canxi trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ canxi cần thiết trong máu, khi đó hoóc môn cận giáp được tiết ra để điều canxi trong xương bổ sung cho máu nhằm duy trì sự ổn định nồng độ canxi trong máu. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ làm cho kết cấu xương bị thưa loãng.

• Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn
Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi, vitamin D và K sẽ khiến xương của bạn không giữ được độ cứng cáp và chắc khỏe. Các chuyên gia cho biết, bạn cần bổ sung khoảng 1300mg canxi mỗi ngày ở độ tuổi phát triển để cơ thể sản sinh đủ các mô xương, đảm bảo cho quá trình phát triển tự nhiên.
Thiếu các chất dinh dưỡng chứa canxi, phospho, magne, albumin dạng keo, acid amin, và các nguyên tố vi lượng thiếu cũng góp phần gây loãng xương.

• Thuốc lá - Rượu bia
Không chỉ gây hại cho hệ tuần hoàn và hô hấp, hút thuốc còn làm giảm tế bào mô xương và khiến hệ khớp của bạn yếu đi trông thấy. Nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở chất nicotin trong khói thuốc có khả năng ức chế cơ thể sản sinh estrogen, làm xáo trộn osteoclasts và khiến quá trình phát triển xương bị ảnh hưởng.
Sử dụng nhiều đồ uống có cồn cũng là một trong những thói quen nguy hại cho hệ xương khớp của bạn. Chất cồn trong rượu, bia có khả năng làm xáo trộn lượng canxi trong cơ thể và hủy hoại các loại vitamin, hormone cần thiết trong quá trình tạo xương.

• Các chứng bệnh về tiêu hóa
Những vấn đề với đường tiêu hóa có thể khiến cơ thể bạn không hấp thụ đủ chất và dẫn đến thiếu hụt các thành phần quan trọng cho quá trình phát triển xương. Không chỉ vậy, khi không hấp thụ đủ chất, bạn cũng dễ dàng gặp phải tình trạng mất cân bằng hormone, không chỉ ảnh hưởng xương mà còn các bộ phận khác trong cơ thể.


Máy đo loãng xương toàn thân InAlyzer AIR - chùm tia rẻ quạt với phạm vi quét rộng và hình ảnh rõ ràng.
Phúc Tín Medical phân phối ĐỘC QUYỀN sản phẩm
► Model: InAlyzer AIR
► Máy đo loãng xương toàn thân
► Hãng SX: MEDIKORS - Hàn Quốc


Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Công ty Thiết Bị Y Tế PHÚC TÍN

⇒ Trụ sở chính: 114 Ngô Quyền, Phường 8, Quận 5, TP HCM
⇒ CN Đà Nẵng: 756 Ngô Quyền, Phường An Hải Bắc, TP Đà Nẵng.
⇒ CN Tây Nguyên: 78A Ngô Quyền, Phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk.

⇒ Điện thoại: (028) 2214 2006 - Hotline: 098 7733 680
⇒ Email: support@phuctinmedical.com.vn
⇒ 
Facebook Phúc Tín Medical: www.facebook.com/phuctinmed

MỞ KHÓA OPTION KEY MÁY

Máy siêu âm có rất nhiều option phần mềm, tuy nhiên không phải tất cả các option đều được mở khóa (key) khi mua. vì vậy sẽ làm hạn chế các tính năng vốn dĩ sẽ được hỗ trợ trên máy.

羅氏鮮減肥藥副作用

禮來製藥一直保持氟西汀僅僅用於醫治抑郁和神經性貪食癥,減肥藥功用屬於脫標運用。但喬治亞大學、梅奧診所諸多專家以為芬他明/氟西汀連用要比「芬芬」效果更好。

  • 合法減肥藥有哪些?

減肥藥奧利司他

在美國,最難的一件事難道獲得處方藥,而處方減肥藥更是難上加難。美國的處方減肥藥大大多數采取『院裝』,以桶為單元供應病院、診所及藥房。一桶一般含1000粒。