Hình ảnh nhận biết 7 cấp độ suy giãn tĩnh mạch

Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng của bệnh như tĩnh mạch giãn, phù chân, thay đổi sắc tố da và loét chân sẽ giúp chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm rất có ý nghĩa trong điều trị.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tần suất mắc bệnh Suy giãn tĩnh mạch chân mạn tính ở người trưởng thành trên thế giới là khoảng 80% và ở Việt Nam là 62%. Trong đó, tần suất mắc giãn tĩnh mạch ở người trưởng thành 9 – 30%, người lớn tuổi là 50%. Phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh cao gấp 3 - 4 lần nam giới. Khoảng 1% dân số bị loét chi dưới do nguyên nhân tĩnh mạch.

Bệnh lý tĩnh mạch biểu hiện ở nhiều giai đoạn từ giãn nhánh mạch máu nhỏ li ti như sợi chỉ đỏ đến giãn các mạch máu to ngoằn ngoèo dưới da; từ hoàn toàn không có tĩnh mạch giãn cho đến cẳng chân bị lở loét nặng, làm ảnh hưởng đến chức năng đi lại và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nguy hiểm hơn, bệnh còn có thể gây nên những cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và theo dòng máu di chuyển về tim phải. Sau đó những cục máu này có thể được bơm lên động mạch phổi gây tắc động mạch phổi, trường hợp nặng có thể gây đột tử. Do đó bệnh Suy tĩnh mạch cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. 

"Để ngăn ngừa bệnh suy tĩnh mạch, đặt biệt là dân văn phòng, các chuyên gia khuyên người bị suy giãn tĩnh mạch nên massage và kê cao chân khi ngủ, vận động ngay khi có thể, không mặc quần áo chật. Tham khảo bài viết: 10 LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI BỊ SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI "

Bệnh Suy tĩnh mạch có thể dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng thường gặp như đau nhức chân, mỏi chân, nặng chân, tê chân, cảm giác nóng chân, hay bị chuột rút về đêm. Các triệu chứng này rõ hơn khi bệnh nhân đứng lâu hay ngồi lâu và giảm bớt khi bệnh nhân nằm gác chân cao hay mang vớ. Bên cạnh đó, triệu chứng của bệnh còn biểu hiện qua những dấu hiệu lâm sàng có thể nhìn thấy được như các tĩnh mạch giãn, phù chân, thay đổi sắc tố da và loét chân.

Nhưng trên thực tế nhiều bệnh nhân bị đau chân do bệnh suy tĩnh mạch nhưng lại không có dấu hiệu nhận biết hay ngược lại những người có tĩnh mạch giãn to dưới da nhưng lại không hề đau hay có dấu hiệu khó chịu ở chân khác. 

Việc xác định các giai đoạn bệnh, phân chia cấp độ theo dấu hiệu lâm sàng là cách đánh giá quan trọng đầu tiên, giúp lựa chọn được phương pháp điều trị ưu tiên tốt nhất cho bệnh nhân. Ví dụ như bệnh nhân bị suy tĩnh mạch cấp độ 2 trở đi, bệnh nhân nên được điều trị bằng các phương pháp xâm lấn bằng laser như điều trị  Laser nội tĩnh mạch ATOVEN 1470nm Diode Laser.

Sau đây là những hình ảnh minh hoạ cho các giai đoạn bệnh theo lâm sàng của bệnh lý tĩnh mạch được áp dụng trên thế giới:

► Suy tĩnh mạch độ 0

Suy tĩnh mạch độ 0
Ở gian đoạn đầu, đôi chân của bệnh nhân suy tĩnh mạch độ 0. Ở giai đoạn này, bệnh đã có nhưng không có dấu hiệu suy tĩnh mạch lâm sàng được nhìn hay sờ thấy.

► Suy tĩnh mạch độ 1

Suy tĩnh mạch độ 1
Giãn các tĩnh mạch mạng nhện ở dưới mắt cá trong. Các tĩnh mạch giãn nhỏ hơn 1 mm.

Suy tĩnh mạch độ 1
Giãn tĩnh mạch mạng nhện nhỏ hơn 1 mm.

Suy tĩnh mạch độ  1
Giãn tĩnh mạch mạng nhện ở vùng đùi, đường kính của tĩnh mạch giãn này nhỏ hơn 1 mm.

Suy tĩnh mạch độ 1
Giãn tĩnh mạch mạng nhện nhỏ hơn 1 mm và giãn tĩnh mạch lưới nhỏ hơn 3 mm ở mặt sau vùng đùi.

► Suy tĩnh mạch độ 2


Tĩnh mạch nông chân trái giãn ở mặt trong cẳng chân.

Suy tĩnh mạch độ 2
Tĩnh mạch nông dưới da giãn to, ngoằn ngoèo, đường kính các tĩnh mạch giãn trên 3 mm.

► Suy tĩnh mạch độ 3

Suy tĩnh mạch độ 3
Hiện tượng phù ở bàn chân và cổ chân. Phù có thể do nhiều nguyên nhân như bệnh suy tim, suy thận, xơ gan, suy dinh dưỡng... Phù trong tĩnh mạch thường xuất hiện khi đứng nhiều, sáng sớm thường không thể hiện, buổi chiều phù nhiều hơn và chỉ phù ở chân mà không có phù ở những vùng khác của cơ thể.

Suy tĩnh mạch độ 3
Hiện tượng phù ở hai chân của bệnh nhân có những đường lõm ngang vòng quanh cổ chân do mang vớ. Ở cẳng chân hai bên có các tĩnh mạch giãn to.

► Suy tĩnh mạch độ 4

Suy tĩnh mạch độ 4
Da vùng cẳng chân sậm màu kèm theo phù. Chú ý vết lõm sau khi ấn ngón tay ở mặt lưng bàn chân phải là biểu hiện của tình trạng phù chân. Mặc dù ở cẳng chân bệnh nhân này không có những tĩnh mạch giãn, song trên siêu âm Doppler mạch máu có hiện tượng trào ngược ở cả tĩnh mạch nông và sâu hai chân, chân phải nhiều hơn.

Suy tĩnh mạch độ 4
Da vùng 1/3 dưới cẳng chân và cổ chân biến đổi, xơ bì, sừng hoá, xen kẽ vùng da sậm màu là vùng da mất sắc tố. Bệnh nhân này có giãn to các tĩnh mạch nông ở ngang gối.

► Suy tĩnh mạch độ 5

Suy tĩnh mạch độ 5
Vết loét phía trên mắt cá ngoài đang tiến triển.

Suy tĩnh mạch độ 5
Trong ảnh này là vết sẹo phía trên mắt cá ngoài của cùng bệnh nhân ở ảnh bên trái sau khi được điều trị tích cực 2 tháng.

► Suy tĩnh mạch độ 6

Suy tĩnh mạch độ 6
Hai vết loét to ở mặt trong cẳng chân trái kèm với những vết loét nhỏ khác, da sạm màu và phù. Vết loét sâu và bẩn.

Suy tĩnh mạch độ 6
Vết loét của bệnh nhân ở hình bên trái sau 2 tuần điều trị phẫu thuật. Vết  loét đang tiến triển tốt, đã đầy lên, thu nhỏ lại, sạch, và tình trạng phù đã hết.

"Để ngăn ngừa bệnh suy tĩnh mạch, đặt biệt là dân văn phòng, các chuyên gia khuyên người bị suy giãn tĩnh mạch nên massage và kê cao chân khi ngủ, vận động ngay khi có thể, không mặc quần áo chật. Tham khảo bài viết: 10 LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI BỊ SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI "

MỞ KHÓA OPTION KEY MÁY

Máy siêu âm có rất nhiều option phần mềm, tuy nhiên không phải tất cả các option đều được mở khóa (key) khi mua. vì vậy sẽ làm hạn chế các tính năng vốn dĩ sẽ được hỗ trợ trên máy.

羅氏鮮減肥藥副作用

禮來製藥一直保持氟西汀僅僅用於醫治抑郁和神經性貪食癥,減肥藥功用屬於脫標運用。但喬治亞大學、梅奧診所諸多專家以為芬他明/氟西汀連用要比「芬芬」效果更好。

  • 合法減肥藥有哪些?

減肥藥奧利司他

在美國,最難的一件事難道獲得處方藥,而處方減肥藥更是難上加難。美國的處方減肥藥大大多數采取『院裝』,以桶為單元供應病院、診所及藥房。一桶一般含1000粒。